Cây gỗ Đàn Hương (tên khoa học là Santalaceae) là một họ thực vật hạt kín, có phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Gỗ đàn hương là loại gỗ đắt thứ hai trên thế giới, sau gỗ đen châu Phi Cả gỗ và dầu đều tạo ra một mùi thơm đặc biệt được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ. Dưới đây là một số thông tin sơ lược về lịch sử và phân bố của đàn hương.
1. Giới thiệu, Lịch sử sử dụng đàn hương
Cây đàn hương Ấn Độ (tên khoa học là Santalum album) đã được giới chuyên môn gọi bằng những cái tên cây “vàng xanh”, cây “triệu đô” bởi những giá trị kinh tế, giá trị sử dụng đặc biệt của nó. Đây là một loài cây đa tác dụng, dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược liệu, mỹ nghệ cao cấp và đặc biệt còn có ý nghĩa biểu tượng về mặt tâm linh trong đạo Phật. Dù cây đàn hương Ấn Độ đã có lịch sử trồng và sử dụng khoảng 5.000 năm tại Ấn Độ và một số nước trên thế giới nhưng lại là giống cây trồng rất mới tại Việt Nam, bắt đầu được nghiên cứu, du nhập và trồng thử nghiệm từ hai – ba năm trở lại đây.
Cây đàn hương – một loại cây trồng mới tại Việt Nam đang được ươm giống tại Hà Nội và Đắk Lắk, có giá trị kinh tế cao được Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực phẩm quý hiếm (ISAF) nghiên cứu và phát triển thành công.
Các sản phẩm từ đàn hương đã được dùng trong các lĩnh vực:
1.1 Làm đẹp
Con người từ lâu đã sử dụng các sản phẩm cây đàn hương như một mỹ phẩm tự nhiên (Natural Spa). Bột đàn hương có tác dụng kháng khuẩn cho da và se khít lỗ chân lông. Đặc biệt, tinh dầu cây gỗ đàn hương được con người sử dụng như là thành phần không thể thiếu trong nước hoa.
Các sản phẩm được tạo ra từ Cây Đàn hương
1.2 Trang trí và tâm linh
Việc trồng và sử dụng các sản phẩm từ cây gỗ đàn hương đã được tiến hành cách đây 5000 năm. Gỗ đàn hương sau khi thu hoạch và sơ chế được dùng để chạm khắc các đồ dùng nội thất như bàn, ghế, tủ, tượng, … Gỗ đàn hương có mùi thơm đặc trưng và ở Ấn Độ người ta tin rằng mối không bao giời tấn công gỗ đàn hương. Chính vì thế nên ngoài mục đích làm đồ nội thất trang trí, chúng còn được sử dụng trong tâm linh như nhang, trầm, vòng đeo tay… với biểu tượng của sức sống bất diệt. Trong các đền thời, gỗ đàn hương được sử dụng ở nghi lễ ban phước cho giáo đoàn nó giúp đạt được ý thức cao hơn trong thiền định. Khi tập Yoga hoặc thiền định, việc sử dụng tinh dầu đàn hương cũng làm con người thư giãn hơn…
1.3 Sử dụng trong y học
Trong Tây y, các chất có trong cây gỗ đàn hương có tác dụng chủ yếu trên đường niệu – sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàng quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.
Trong Đông y, Các sản phẩm như trà lá, trà búp, trà bột, giúp điều tiết huyết áp trong cơ thể, đàn hương có vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn) có tác dụng ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Dùng để chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim.
Lá được làm trà Đàn hương
1.4 Các lĩnh vực khác
Ngoài sử dụng trong các lĩnh vực trên, ở Ai Cập, tinh dầu đàn hương cũng được sử dụng trong ướp xác các vị Pharaoh cùng với một số thảo mộc khác.
2. Phân bố của đàn hương
Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia.
Tại Việt Nam, cây đàn hương được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 2005 nhưng phải đến năm 2014 mới được triển khai, nhân giống thành công. Trong đó, Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm, chính là người đầu tiên đưa đàn hương từ Ấn Độ về Việt Nam và được phân bổ tại các vùng miền bắc , Tây nguyên..
Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng.
Giống cây Đàn Hương Tại Đắk Lắk
Khi cần tư vấn về cách sử dụng và trồng Cây Đàn hương, vui lòng liên hệ:
Công Ty CP Phát Triển Cây Đàn Hương & TVQH Tây Nguyên
– Địa chỉ: 143 Hùng Vương – TP, Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk
– Hotline: 081.443.2929 – 081.844.2929 – 081.550.2929
– Fanpage: https://facebook.com/danhuongtaynguyen